Liên hệ 0912. 123. 267 ~ 0978. 359. 287

Liên hệ 0912. 123. 267 ~ 0989 618 532

Liên hệ 0912. 123. 267 ~ 0989 618 532

Liên hệ 0912. 123. 267 ~ 0989 618 532

Liên hệ 0912. 123. 267 ~ 0989 618 532

Pages

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Thâm nhập 'ma trận' khẩu trang

Kỳ 1: Đa dạng chủng loại, nhập nhèm chất lượng
  Bằng mắt thường, người dùng dễ nhận thấy, hầu hết các loại khẩu trang đều có thiết kế khá giống nhau, tuy nhiên chất lượng của từng loại vẫn là dấu hỏi dù nó được quảng cáo với tên gọi rất kêu: 4 lớp, kháng khuẩn, chắn bụi, khẩu trang y tế.
Ma trận
Khi dịch bùng phát, mặt hàng khẩu trang tại các nhà thuốc ở Việt Nam rơi cảnh “cháy hàng”, giá tăng phi mã. Trước đây, khẩu trang thường được bán buôn từ Hà Nội về các tỉnh thành khác, nhưng giờ, đường đi của khẩu trang ngược lại, từ các tỉnh tấp nập đổ về Hà Nội.
Hơn 1 tháng sau khi dịch COVID-19 thành đại dịch, các nhà thuốc, cửa hàng vật tư y tế tại Hà Nội đồng loạt treo biển “không có khẩu trang, không bán nước rửa tay kháng khuẩn”. Nhà thuốc không bán, khẩu trang bỗng dưng trở thành mặt hàng khan hiếm, khiến người dân nghĩ đủ cách săn lùng khẩu trang và nước rửa tay kháng khuẩn.
Tranh thủ cơ hội kiếm tiền từ mặt hàng này, nhiều cá nhân đã rao bán khẩu trang trên mạng xã hội như Facebook và các trang web bán hàng online với đủ loại khẩu trang của các thương hiệu khác nhau. Hầu hết người bán đều quảng cáo đây là “khẩu trang y tế”, “khẩu trang kháng khuẩn”, thậm chí có người còn cam đoan khẩu trang này đạt tiêu chuẩn “hàng xuất EU”, hàng đi Mỹ. Tuy nhiên khẩu trang đó có đúng là đạt tiêu chuẩn y tế, kháng khuẩn hay không thì… có trời mới biết.
Để tìm hiểu rõ quy trình sản xuất khẩu trang, chúng tôi theo chân anh Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc doanh nghiệp sản xuất khẩu trang y tế tại Hưng Yên và tận mắt thấy trong khu nhà xưởng rộng vài trăm m2, anh Tuấn dành riêng một khu chứa nguyên liệu sản xuất khẩu trang.
“Đây là các loại nguyên liệu làm khẩu trang như vải, giấy, dây chun và giấy kháng khuẩn. Trong các nguyên liệu này, giấy kháng khuẩn có giá bán cao nhất và cũng khó mua nhất”, vừa chỉ tay về phía hàng hoá chất đống cao sát trần nhà, anh Tuấn giải thích.
Vào đến khu vực nhà xưởng, trước mắt chúng tôi là những dây chuyền sản xuất khẩu trang đang chạy hối hả, tiếng máy dập xoành xoạch liên hồi. Anh Tuấn nhặt lên 2 chiếc khẩu trang từ 2 dây chuyền cạnh nhau đưa cho chúng tôi xem và đề nghị phân biệt sự khác nhau.
Nhìn bề ngoài, 2 chiếc khẩu trang có độ dày, kích thước, màu sắc giống hệt nhau. Khi đeo thử, cảm giác cũng không có gì khác biệt. Tuy nhiên anh Tuấn cho biết, sự khác biệt chính là ở giá bán 2 chiếc khẩu trang này. Bởi một loại là khẩu trang ngăn bụi thông thường, còn loại kia có tác dụng kháng khuẩn.
“Nếu nhìn bề ngoài, 2 chiếc khẩu trang này hoàn toàn giống nhau. Nhưng sự khác biệt nằm ở lớp giấy kháng khuẩn bên trong.Lớp giấy kháng khuẩn này quyết định đến chất lượng và giá bán”, anh Tuấn cho biết.
Theo anh Tuấn, giá nguyên liệu giấy kháng khuẩn lên tới 1,2-1,5 tỷ đồng/tấn. Mức giá dao động của giấy kháng khuẩn phụ thuộc vào độ dày của giấy. Nếu theo tiêu chuẩn Mỹ, trọng lượng 1m2 giấy kháng khuẩn khoảng 20gram và có giá cao nhất.
Còn theo tiêu chuẩn của châu Âu, trọng lượng 1m2 giấy kháng khuẩn khoảng 30-40 gram. Giấy kháng khuẩn càng mỏng, càng nhẹ, giá càng cao.
Nhận biết khẩu trang y tế chuẩn
Theo quy định hiện nay, khẩu trang y tế bắt buộc phải có lớp giấy kháng khuẩn bên trong, còn đối với khẩu trang ngăn bụi thông thường không cần loại giấy này.Lớp giấy kháng khuẩn giúp ngăn nước, ngăn virus từ trong miệng thoát ra, đồng thời ngăn virus từ bên ngoài xâm nhập.
Là công nhân có thâm niên làm việc 5-6 năm trong các xưởng sản xuất, anh Nguyễn Văn Hùng hướng dẫn chúng tôi cách phân biệt các loại khẩu trang.
Theo đó, cùng 1 loại khẩu trang y tế 4 lớp, trong đó lớp kháng khuẩn có thể bằng giấy kháng khuẩn hoặc vải kháng khuẩn. Loại khẩu trang có 1 lớp giấy kháng khuẩn sẽ có giá thành cao hơn so với vải kháng khuẩn.
Để phân biệt khẩu trang y tế kháng khuẩn và khẩu trang ngăn bụi thông thường, người tiêu dùng chỉ cần cắt đôi chiếc khẩu trang.Lớp kháng khuẩn thường được xếp thứ 3 từ ngoài vào và dù là vải hay giấy đều không thấm nước.Đổ nước lên dễ dàng nhận thấy nước không thể lọt qua lớp kháng khuẩn này.
Lợi dụng người tiêu dùng thiếu kỹ năng phân biệt giấy kháng khuẩn và giấy thông thường, một số gian thương đã nhập nhèm, thay thế lớp giấy kháng khuẩn này bằng giấy vệ sinh thông thường. Vào tháng 2/2020, Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội đã bắt quả tang một cơ sở sản xuất khẩu trang tại Thường Tín (Hà Nội) dùng giấy vệ sinh thay cho lớp giấy, vải kháng khuẩn để sản xuất khẩu trang.
Bao bì của sản phẩm này ghi nhãn hiệu Tuylips cùng dòng quảng cáo “khẩu trang kháng khuẩn 3D”, thiết kế thông minh, cấu trúc lọc đa lớp, loại bỏ 99% vi khuẩn bảo vệ sức khoẻ. Tuy nhiên, màng lọc kháng khuẩn - yếu tố quan trọng nhất lại được làm từ… giấy vệ sinh.
Ông Trần Hùng, Tổ trưởng tổ 304, Tổng cục QLTT cho biết, hiện nay có 4 loại khẩu trang: Khẩu trang chống bụi mịn N95; khẩu trang y tế; khẩu trang vải và khẩu trang bảo hộ (có thể 3-4 lớp). Mỗi loại khẩu trang có công dụng khác nhau.
Ví dụ, khẩu trang phẫu thuật dành riêng cho bác sĩ trong phòng phẫu thuật, có mức độ lọc bụi, lọc vi khuẩn tốt nhất. Tuỳ từng mức độ lọc bụi, lọc vi khuẩn sẽ phân biệt các loại khẩu trang. Khẩu trang y tế của Việt Nam có các tiêu chí quy định rõ ràng.
Tại Quyết định số 1444/QĐ-BYT về việc hướng dẫn tạm thời về lựa chọn và sử dụng khẩu trang trong phòng chống dịch, Bộ Y tế đã đưa ra tiêu chí về các loại khẩu trang. Theo đó, khẩu trang y tế N95 dùng cho kỹ thuật viên xét nghiệm, nhân viên y tế, người tiếp xúc trực tiếp để khám, điều trị, chăm sóc cho người bệnh COVID-19. Khẩu trang y tế dành cho cán bộ y tế làm việc trong môi trường y tế ở khu vực có khả năng lây nhiễm, tiếp xúc với người bệnh. Hai loại khẩu trang này được quản lý là trang thiết bị y tế, đáp ứng tiêu chuẩn và được cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Nghị định 36/2016/NĐ-CP.
Ngoài ra, theo quyết định này, còn một số loại khẩu trang khác. Bao gồm, khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn dành cho người làm việc nơi ít nguy cơ, khu vực công cộng và quản lý như hàng hoá thông thường, sản xuất theo quy định của Bộ Y tế hướng dẫn. Loại khẩu trang 3-4 lớp (không đủ điều kiện là trang thiết bị y tế), khẩu trang vải thông thường sử dụng cho người khoẻ mạnh và khu vực ít nguy cơ lây nhiễm sản xuất theo tiêu chuẩn cơ sở, tuân thủ điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Thâm nhập ma trận khẩu trang - Ảnh 1.
Khẩu trang y tế và kháng khuẩn theo quy định buộc phải có lớp vải hoặc giấy kháng khuẩn ngăn và chịu nước
“Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, một số gian thương sản xuất khẩu trang chống bụi 3-4 lớp giống y hệt khẩu trang y tế, mượn vỏ hộp và lưu thông, gây rối thị trường”.
Ông Trần Hùng, Tổ trưởng tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2020

Giá chung cư Hà Nội: "Ngấm đòn" Covid-19, sau bao lâu mới chịu giảm?

Tại cuộc họp báo trực tuyến vừa diễn ra, đại diện CBRE cho biết trong quý đầu tiên của năm 2020, thị trường Hà Nội, TP.HCM đều chứng kiến hoạt động mở bán thận trọng của các chủ đầu tư do sự gián đoạn từ dịch Covid-19.
Trong đó, tại thị trường Hà Nội, nguồn cung chung cư mới mở bán trong quý 1 chỉ giới hạn ở mức 1.600 căn, thấp hơn nhiều so với mức mở bán trung bình theo quý là 6.500 căn từ năm 2012 - quý 1/2020.
Số căn mở bán mới chủ yếu đến từ các đợt mở bán tiếp theo của các dự án đã chào bán trước đó.
Về nhu cầu, số liệu của CBRE công bố cho thấy có khoảng 2.100 căn hộ được ghi nhận bán trong quý 1/2020.
“Các hoạt động bán hàng đã bị chậm lại ở tất cả các phân khúc do người mua trong nước tránh đến các sự kiện đông đúc trong khi lệnh cấm du lịch giữa các nước hạn chế sức mua của người mua nước ngoài”, đại diện CBRE cho biết.
Về giá bán, đại diện CBRE cho biết, mức giá trung bình trên thị trường sơ cấp phân khúc chung cư tại Hà Nội trong quý 1/2020 được ghi nhận ở mức 1.365 USD/m2, tăng 4% theo năm.
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Việt Nam chi nhánh Hà Nội cho rằng, tình hình thị trường sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ dịch bệnh được kiểm soát nhanh đến đâu.
"Cho đến thời điểm đó, khả năng đứng vững của thị trường sẽ được kiểm chứng khi các chủ đầu tư, nhà đầu tư và người mua để ở đều đang ở trạng thái chờ đợi”, đại diện CBRE cho biết.
Theo đó, đại diện CBRE đưa ra hai kịch bản: Thứ nhất, nếu dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn vào quý 2, Hà Nội dự kiến sẽ có khoảng 27.000 - 28.000 căn hộ chào bán mới trong năm 2020. Đà phát triển chậm trong nửa đầu năm 2020 có thể làm giảm số lượng các căn hộ bán được xuống còn 24.000 căn tại Hà Nội từ mức dự kiến 31.000 căn trước dịch Covid-19.

Giá chung cư Hà Nội: Ngấm đòn Covid-19, sau bao lâu mới chịu giảm? - 2
Nhấn để phóng to ảnh
Trong tình huống xấu hơn, dịch bệnh không được kiểm soát trước khi kết thúc quý 3/2020, số căn mở bán mới và doanh số bán dự kiến sẽ lần lượt giảm xuống khoảng 14.000 căn và 9.000 căn, chỉ bằng 30 – 40% lượng mở bán và doanh số của năm 2019.
Theo đó, giá bán sơ cấp dự kiến sẽ giảm xuống khoảng 1.300 USD/m2, giảm 6% theo năm khi mà các dự án cao cấp có thể trì hoãn thời điểm mở bán sang năm năm 2021 và các dự án hiện hữu phải đưa ra chính sách giá cạnh tranh hơn để thu hút người mua.
Cũng theo CBRE, trong năm 2020, các vấn đề về chậm cấp phép, siết tín dụng cùng với dịch COVID-19 gây áp lực lên nguồn cung chào bán mới và nguồn cầu.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

Dân vẫn chờ doanh nghiệp giảm giá điện, nước

Cả nước đang thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, hàng triệu gia đình ở nhà, hạn chế ra ngoài trong khi chi phí của họ luôn phát sinh.
Anh Nguyễn Đình Tuấn (phường Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, 2 vợ chồng cùng là cán bộ văn phòng cùng 1 công ty. Từ khi dịch bùng phát, công ty cho làm cách nhật, mỗi vợ chồng nhận 50% lương. Đến ngày 1/4 thì 2 vợ chồng cùng nghỉ tại nhà.
Anh Tuấn cho biết, do ở nhà nên tạm thời bớt được tiền học phí cho 2 cháu nhưng bù lại là hàng loạt chi phí phát sinh như: Mua máy tính xách tay cho cháu lớn học online, nâng cấp mạng, tiền điện, tiền nước đều tăng.
“Nghe thông tin được hỗ trợ về giá điện, giá nước, gia đình rất mừng, mong sẽ sớm được nhận những hỗ trợ này”, anh Tuấn nói. Đây cũng là mong mỏi chung của nhiều người dân.
Đối với các nhà hàng, quán ăn, tin giảm giá nước càng được mong đợi. Anh Tuấn (chủ cửa hàng bia ở quận Cầu Giấy) cho biết, giá nước kinh doanh dịch vụ hiện tại được tính 22.000 đồng/m3, mỗi tháng cửa hàng tôi sử dụng khoảng 50m3 nước, tương đương hơn 1 triệu đồng/tháng. Đợt này quán nghỉ, nhân viên nghỉ thì vẫn mất tiền thuê nhà. “Do đó, tôi rất mong được miễn giảm tiền nước trong 1-2 tháng để góp phần giúp cửa hàng phục hồi”, anh Tuấn nói.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho biết, Chính phủ đã khuyến nghị các địa phương làm việc với các doanh nghiệp kinh doanh nước sạch để họ cân đối, chia sẻ khó khăn với người dân, việc này không phải “bắt buộc”.
“Khi dịch bệnh cần chia sẻ thì doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa thiết yếu như điện, nước, lương thực… thì phải có trách nhiệm với xã hội”, ông Lê Thanh Vân nói.

Các doanh nghiệp sẵn sàng miễn, giảm giá nước
Lãnh đạo Sở Tài chính Hà Nội cho biết, đã nắm được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp mới đây về tính toán chi phí hỗ trợ người dân. UBND thành phố Hà Nội chưa có chỉ đạo cụ thể, song ngay khi có chỉ đạo, Sở Tài chính sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, đưa ra mức hỗ trợ phù hợp.
Hiện nay, giá nước được bán cho người dân theo Quyết định 38, 39 của UBND thành phố Hà Nội năm 2013. Theo đó, giá nước sinh hoạt 10m3 đầu tiên là 5.973 đ/m3; trên 30m3 là 15.929 đồng/m3. Giá nước không phục vụ sinh hoạt đối với đơn vị sự nghiệp là 9.955 đồng/m3; kinh doanh dịch vụ là 22.068 đồng/m3. Giá nước được giữ ổn định từ năm 2015 chưa có biến động.
Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội cho biết, sẽ hỗ trợ ngay khi có chỉ đạo. Nước sạch do UBND thành phố quyết dịnh giá, vì thế mọi thay đổi đều phải được UBND thành phố chấp thuận phê duyệt.
Theo đại diện Công ty CP nước AquaOne (chủ Nhà máy nước mặt sông Đuống) hiện tại, đơn vị chưa nhận được thông tin về việc hỗ trợ giá nước của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh COVID-19 đang căng thẳng như hiện nay, việc hỗ trợ giá nước cho người dân là cần thiết. Doanh nghiệp sẽ thực hiện khi có quyết định của thành phố.

Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Dịch bệnh đang cao trào, đừng gieo thêm hoang mang!


Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới ngày 24/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã cung cấp một số thông tin đáng chú ý.

Trong nội dung phát biểu, ông Long đề cập khá chi tiết đến trường hợp nữ sinh lớp 12 trú tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế tử vong sau khi có triệu chứng ho, sốt và khó thở kéo dài trong khoảng một tuần. Vấn đề này vốn đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội những ngày vừa qua và thậm chí đã có người đặt nghi vấn, quy kết rằng đang có tình trạng “giấu dịch”.
Qua thực hiện các bước, Trung tâm Pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế và các cơ quan chức năng kết luận, nữ sinh N. tử vong do viêm màng não không được điều trị kịp thời.
Cá nhân người viết cho rằng, trên góc độ chuyên môn, cần thiết phải lắng nghe những người có chuyên môn phát biểu, đặc biệt là ở lĩnh vực y học. Một bác sĩ phải mất thời gian tối thiểu 6 năm tu nghiệp, và cần nhiều thời gian hơn thế để có thể gây dựng uy tín.
Thế nên, những phát ngôn liên quan đến dịch bệnh, có lẽ cần thiết có sự thận trọng nhiều hơn, vì điều đó không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của những người trong cuộc, mà còn ảnh hưởng đến người bệnh và thân nhân của họ.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, ở trường hợp nói trên, Bệnh viện Trung ương Huế đã sử dụng kỹ thuật xét nghiệm Real time RT-PCR (do Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp) để kiểm tra mẫu dịch của nạn nhân. Một lần nữa, ông Long nhấn mạnh: Kết quả xét nghiệm âm tính.
Để đảm bảo thông tin chính xác, Bộ Y tế đã giao Viện Pasteur Nha Trang tiến hành xét nghiệm thêm nữ sinh này và cũng cho kết quả âm tính với COVID-19. Đồng thời, việc kiểm tra yếu tố dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên-Huế, nữ sinh này và người thân, hàng xóm cũng cho thấy, không có ai từng tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 hoặc đi đến vùng có dịch. 
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng thông tin thêm: “Đối với các trường hợp có dấu hiệu khác biệt hoặc điển hình, Bộ Y tế chỉ đạo không chỉ xét nghiệm ở một nơi mà phải xét nghiệm ít nhất ở 2 nơi trở lên để đối chứng, đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay”.
Với những thông tin nói trên cho thấy những suy diễn về trường hợp tử vong của nữ sinh ở Thừa Thiên - Huế là vô căn cứ. Đành rằng, chúng ta ai cũng đều có quyền đặt câu hỏi và yêu cầu sự minh bạch, nhưng sự quy kết vội vàng là không nên và rất vô trách nhiệm với cộng đồng.
Về mặt logic, người viết thấy rằng, trong bối cảnh cần nâng cao tính cảnh giác của người dân với dịch bệnh cũng như trong điều kiện các kênh thông tin đầy đủ như hiện nay, không có lý do gì để các địa phương, các cơ quan chức năng giấu dịch. Một bệnh nhân liên quan đến dịch này còn ảnh hưởng đến việc cách ly người thân và những người tiếp xúc với bệnh nhân. Không ai mạo hiểm với thông tin dịch bệnh “siêu lây nhiễm” như coronavirus cả!
Theo khẳng định của Thứ trưởng Long: Việt Nam có đủ năng lực, đủ sinh phẩm để làm xét nghiệm với 10.000 test kit do Tổ chức Y tế thế giới chuyển cho Việt Nam. Độ chính xác xét nghiệm tương đương như các nước, xét nghiệm Real-time RT-PCR (xét nghiệm kháng nguyên) nên độ nhạy và đặc hiệu cao.
Ở Việt Nam hiện có 3 đơn vị xét nghiệm đạt chuẩn được Tổ chức Y tế thế giới công nhận và thống nhất chuyển giao công nghệ, thống nhất phương pháp thực hiện mẫu xét nghiệm, gồm: Viện Pasteur TPHCM, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tại Hà Nội.
Sau đó, các đơn vị đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới chuyển giao công nghệ, tập huấn chuyên môn, cung cấp hệ thống máy móc thiết bị cho 22 phòng xét nghiệm (đạt chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới công nhận). Các phòng thí nghiệm cho kết quả tin cậy.
Và như vậy, cùng với sự nỗ lực của ngành y, thiết nghĩ, điều mà chúng ta nên làm chính là nâng cao ý thức cộng đồng. Nhắc nhau cảnh giác, nhưng đừng gieo hoang mang!


Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

5 quy tắc xã hội nhất định phải hiểu trước năm 25 tuổi, càng hiểu sớm càng có ích


Thứ nhất, đừng quá tò mò với việc riêng của người khác

Con người ta càng lớn càng nhiều bí mật, bí mật không phải vì họ không muốn chia sẻ với ai mà là bởi, có những thứ họ muốn giữ cho riêng mình.

Chính vì có bí mật mới có sự suy đoán, tò mò, nhưng, trong thế giới của người trưởng thành, bạn cần phải biết khi nào nên tò mò, khi nào không. Điều gì người ta muốn công khai, muốn để bạn biết, họ sẽ tự khắc nói với bạn, còn khi đã không muốn chia sẻ với bạn, vậy thì đừng quá tò mò làm ra ngô ra khoai.

Tò mò với tri thức, tò mò về thế giới bên ngoài là tốt, nhưng tò mò vào việc riêng của người khác hay những chuyện không nên chưa chắc đã là điều tốt, cẩn thận sự tò mò đem lại cho bạn họa vào thân, đây là nguyên tắc giao tiếp cơ bản giữa những người trưởng thành với nhau.


Thứ 2, người "được" bạn đố kị, tất nhiên có điểm hơn bạn

Con người vốn dĩ là loài động vật có lòng tham vô đáy, không bao giờ biết thỏa mãn với chính mình, nhìn thấy người khác sống tốt hơn mình, sướng hơn mình, thường sẽ nảy sinh sự ngưỡng mộ, nhưng có những sự ngưỡng mộ đi quá giới hạn trở thành lòng đố kị, ghen ghét.

Trong thế giới của người trưởng thành, chỉ đơn giản là không làm thì không có ăn, chỉ ngưỡng mộ thôi cũng chẳng được tích sự gì, người khiến bạn phải ghen tị, ắt có điểm hơn bạn, nhận ra được điểm này, bạn mới có tinh thần cầu tiến, tinh thần học hỏi từ chính những người đó.


Thứ 3, lý trí luôn phải xếp trước kích động

Người trẻ rất dễ bị kích động, có người nói rằng, lúc trẻ bớt đọc "Thủy Hử" lại, bởi lẽ đọc "Thủy Hử" dễ vì cái nghĩa khí nhất thời mà gây ra mẫu thuẫn với xã hội.

Đối với một người trưởng thành mà nói, lý trí cần phải đi trước sự cảm tính, sự kích động nhất thời. Đừng trở thành một tên khổng lồ ngu ngốc, chỉ biết cậy mình cơ bắp hơn người, động một chút là dùng sức mạnh để giải quyết vấn đề, làm gì cũng phải suy tính cho kĩ hậu quả, muốn lăn lội được ngoài xã hội, phải dùng cái đầu.

Thứ 4, người khác có tài giỏi, có thành công tới đâu cũng không liên quan gì tới bạn

Người trưởng thành cần phải nhận thức được con đường mình sẽ đi, cần phải vẽ ra một đường ranh giới giữa thế giới của bản thân, con đường của bản thân với thế giới của người khác, con đường của người khác.

Người khác có tài giỏi tới đâu, có thành công tới đâu cũng không liên quan tới bạn, bạn dù có sống một cuộc sống bình phàm nhưng luôn sống hết mình, nỗ lực hết mình, sống một cách ý nghĩa vậy cũng đã là thành công rồi.


Thứ 5, sau 25 tuổi, sẽ càng trân trọng thời gian hơn

Trước 25 tuổi, có người sẽ cảm thấy thời gian còn rất nhiều, vì tâm lý này nên cảm thấy thời gian trôi qua thật chậm, bản thân vẫn còn "nhàn chán", "cứ từ từ". Sau 25 tuổi, mọi người thường hay so sánh mình với người khác, trông thấy những người bằng tuổi người có nhà có xe, người đã kết hôn, người đi du lịch đó đây, người công việc viên mãn, cộng thêm với tư tưởng thành gia lập nghiệp, trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng... khó tránh khỏi việc nảy sinh tâm lý "vội vàng".

Chính vì vậy, dù một ngày vẫn có 24 tiếng, nhưng dường như lại cảm thấy trôi qua nhanh hơn lúc trước, một tuần, một tháng, một năm sao mà trôi qua nhanh tới vậy.

Thực ra, không phải thời gian trôi nhanh, mà là tiềm thức của bạn đang thúc đẩy bạn, khiến bạn trân trọng thời gian hơn.

Thế giới của người trưởng thành, thế giới của một người phải bước ra khỏi vòng tay bao bọc của ba mẹ, phải tự vun đắp cho cuộc sống của bản thân thường sẽ trở nên phức tạp, khó khăn hơn trước đó rất nhiều, hi vọng hiểu ra được 5 quy tắc xã hội này, cuộc sống của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng, viên mãn hơn.

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

Kinh tế Việt Nam thiệt hại như thế nào trong cơn bão virus Corona?

Du lịch, hàng không, xuất nhập khẩu sẽ là những lĩnh vực chính chịu thiệt hại nặng nề nhất trong "cơn bão" virus Corona đang bùng phát khắp toàn cầu.


Theo nhóm chuyên gia đến từ công ty này, các nước châu Á khó tránh khỏi tăng trưởng kinh tế chậm lại trong quý 1 khi có mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc.
Thống kê cho thấy, năm 2019, tổng lượng khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài là 170 triệu lượt người (so với 20 triệu tại thời điểm diễn ra dịch SARS năm 2003) với tổng chi tiêu lên đến 260 tỉ USD (theo ANZ). Các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc là những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều từ sự sụt giảm khách du lịch từ Trung Quốc, đặc biệt là Thái Lan với tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trên GDP ở mức 11,2%.
Bên cạnh đó, Trung Quốc được xem là công xưởng của thế giới, chiếm đến 1/6 tổng quy mô sản xuất toàn cầu - nơi đặt nhà máy của các tập đoàn lớn. Tỉnh Hồ Bắc là thủ phủ của ngành ô tô, dệt may, thép, hóa dầu… của Trung Quốc. Hồ Bắc đã khuyến cáo các công ty sản xuất không hoạt động lại cho đến ngày 14.2, và có khả năng hoạt động một cách hạn chế trong thời gian sau đó.

Du lịch, hàng không, dịch vụ “ngấm đòn”

VNDIRECT đánh giá, các ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là du lịch, lưu trú, hàng không, khi nhu cầu du lịch, đi lại của người Trung Quốc lẫn cả khu vực châu Á bị hạn chế do virus Corona.
Hiện tại, Cục Hàng không Việt Nam đã dừng cấp phép đối với các chuyến bay thường lệ từ Việt Nam kết nối với các tỉnh, thành có dịch của Trung Quốc. Các tour du lịch từ Trung Quốc cũng bị tạm dừng khiến ngành du lịch và hàng không Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng mạnh, đặc biệt là trong mùa cao điểm quý 1.
Bên cạnh đó, giao thương có thể gặp khó khăn do hạn chế qua lại biên giới, cửa khẩu và gián đoạn nguồn cung tại tỉnh Hồ Bắc, trong bối cảnh nhằm kiểm soát dịch, các biện pháp liên quan đến thắt chặt qua lại biên giới có thể sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. Do vậy, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc có thể gặp khó khăn. Với rủi ro nói trên, các ngành nghề xuất khẩu theo đường biên giới trên bộ và tiểu ngạch sang Trung Quốc như nông sản, thủy sản, thực phẩm… sẽ chịu tác động đáng kể trong ngắn hạn.
Bên cạnh yếu tố về giao thương khó khăn, một số ngành sản xuất tại Hồ Bắc có thể bị đình trệ, kéo theo gián đoạn nguồn cung. Do vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc hoặc các doanh nghiệp có nguồn nguyên vật liệu phụ thuộc vào nước này có thể chịu nhiều ảnh hưởng.
Những ngành có thể chịu tác động từ sự ngưng trệ sản xuất gồm: dệt may (nhập khẩu sợi, vải), điện tử, tiêu dùng (linh kiện, phụ kiện nhập khẩu từ Trung Quốc), thép dẹt (nhập khẩu HRC). Tuy nhiên, cũng cần chú ý việc gián đoạn nguồn cung tiềm tàng này có thể chỉ mang tính tạm thời và hoạt động sản xuất tại Trung Quốc có thể sớm được phục hồi khi dịch bệnh được kiểm soát.
Vẫn theo VNDIRECT, từ các dịch bệnh trong quá khứ, ngành bán lẻ hàng hóa tiêu dùng lâu bền, xa xỉ cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực trong bối cảnh nhu cầu mua sắm yếu đi. Các nhà bán lẻ/phân phối các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng lâu bền, trang sức cũng như bất động sản bán lẻ có thể sẽ gặp khó khăn nếu dịch bệnh chưa được kiểm soát.

Đơn hàng da giày, dệt may sẽ chuyển sang Việt Nam?

Tuy vậy, công ty này cũng lạc quan đánh giá một số ngành có thể được hưởng lợi trong ngắn hạn. Cụ thể, các ngành nghề có thể được hưởng lợi trong ngắn hạn nhờ sự gián đoạn nguồn cung hàng hóa từ Hồ Bắc nhập khẩu vào Việt Nam là những ngành nằm ở phân khúc hạ nguồn và chịu áp lực cạnh tranh lớn từ sản phẩm từ Trung Quốc như dệt may, thép, săm lốp.
Ngoài ra, những ngành mà Việt Nam và Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu cũng có thể ghi nhận đơn hàng gia tăng trong ngắn hạn do sự chuyển dịch tạm thời từ Trung Quốc sang Việt Nam như dệt may và da giày.
Nhóm ngành dược, vật tư y tế và bán lẻ dược có thể được hưởng lợi, tuy nhiên quy mô của nhóm ngành này còn nhỏ. Cụ thể hơn, các doanh nghiệp được phép nhập khẩu thuốc (đặc biệt là thuốc đặc trị) và các công ty phân phối, sản xuất vật tư y tế là các doanh nghiệp chính được hưởng lợi. Còn lại đa phần các doanh nghiệp dược trong nước chủ yếu sản xuất các sản phẩm kháng sinh, thuốc chữa bệnh đơn giản và thực phẩm chức năng không được hưởng lợi từ sự bùng phát của dịch.
Ngoài ra, các cổ phiếu ngành dược cũng có đặc thù là thanh khoản thấp nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư nếu tầm nhìn đầu tư không quá dài. Ngược lại với bán lẻ truyền thống, hoạt động thương mại điện tử có thể được ưu tiên lựa chọn. Khi người dân giảm nhu cầu đi mua sắm tại cửa hàng vật lý, nhu cầu đối với hoạt động mua sắm online, giao hàng, chuyển phát có thể gia tăng.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2020

Hội Trường Vplace Diễn Ra Hội Thảo “Cơ Hội Hợp Tác Kinh Doanh Cùng VSlife”


Ngày 22/12 vừa qua tại Hội trường Vplace – 25t2 Hoàng Đạo Thúy đã diễn ra hội thảo “Cơ hội hợp tác kinh doanh cùng VSlife” do Virobo phối hợp cùng Công ty cổ phần quốc tế VSLIFE trong sự kiện hợp tác kinh doanh, ra mắt sản phẩm công nghệ 4.0 ứng dụng đồng hành cùng con.



Trong những dự án cộng đồng, mang triết lý “trao đi” một cách bền vững, VSLife đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, lấy mục tiêu phát triển con người một cách toàn diện làm cốt lõi cho giáo dục, VSLife bắt tay hợp tác với Viện nghiên cứu phát triển tiềm năng con người IPD do nhà giáo nhân dân PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, nguyên vụ trưởng vụ thể chất – Bộ GD&ĐT làm viện trưởng, triển khai nhiều dự án giáo dục cộng đồng, trong đó phải nói đến dự án giáo dục gia đình (Family Education) với mục tiêu thay đổi tư duy của các phụ huynh Việt trong cách giáo dục con trẻ, chương trình đã được rất nhiều phụ huynh đón nhận và đánh giá cao.

Về phía Virobo, giải pháp sử dụng Robot làm công cụ nền tảng, kết hợp với chương trình giáo dục của VSLife, tạo môi trường triển khai hiệu quả mô hình giáo dục đến tận nhà một cách thuận tiện & đồng bộ cho phụ huynh – điều này nhận được sự quan tâm, đón nhận rất lớn của các bên tham gia.

Sự hợp tác của Virobo cùng VSLife đồng bộ trong cả sứ mệnh hướng đến phát triển con người từ gốc, và cả sự linh hoạt, năng động, bắt kịp xu thế trong ứng dụng 4.0 để mang đến giải pháp giáo dục bền vững cho cộng đồng.

Vplace – Whenever you need

Để biết thêm thông tin chi tiết cho thuê hội trường tổ chức hội thảo tại Hà Nội xin vui lòng liên hệ:

Ms Hòa – Quản lý dịch vụ
Mobile : 0912 123 267 / 0981 808 029

Ms. Ngọc – Quản lý dịch vụ
Mobile : 0989 618 532

Email: Hoitruonghanoi@gmail.com