Ở bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ không gian nào, dù là ở nơi làm việc hay ở nhà, chúng ta đều buộc phải trải qua những căng thẳng, mệt mỏi dù không hề muốn. Đó là phản ứng sinh lý tự nhiên khi phải đối mặt với những tình huống chúng ta cảm thấy không thoải mái và sợ hãi.
Thật không may, ngày nay, chúng ta lại không thể tìm ra cách để đối mặt và thay vào đó, chúng ta tự tạo ra một không khí căng thẳng và một môi trường tiêu cực cho chính mình.
Điều quan trọng đầu tiên là bạn phải hiểu được tình trạng stress bắt đầu từ đâu và nó hoạt động ra sao. Đó là khi chúng ta rơi vào những tình huống khó khăn, rắc rối, cơ thể chúng ta sẽ giải phóng một loại hóc môn được gọi là cortisol. Theo thuật ngữ chuyên môn thì đó là loại hóc môn phản ứng hay chiến đấu để tự bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương.
Sau đó, trái tim bạn dần dần sẽ đập nhanh hơn, hơi thở trở nên gấp gáp hơn. Trong thời gian này, các động mạch trong cơ thể cũng co lại, làm máu khó di chuyển hơn, đặc biệt sẽ rất nguy hiểm với người cao tuổi khi gặp phải tình trạng stress này. Lâu dần, sự căng thẳng kéo dài thường xuyên sẽ là điều kiện để phát sinh ra những bệnh như trầm cảm, hoang tưởng...
Điều đáng ngạc nhiên là những người trẻ ngày nay lại có xu hướng cố tình bỏ qua những cơn stress đó và thay thế bằng những niềm vui nhất thời thay vì tìm cách để đối phó với nó. Chúng ta nên biết rằng, căng thẳng, mệt mỏi, lo âu không hề xấu, nếu biết cách giải quyết, nó sẽ trở thành động lực to lớn để vươn lên.
Quan trọng là hãy biết cân bằng, tìm cách làm cho sự căng thẳng đó ở một ngưỡng vừa phải, để chúng ta có thể kiểm soát nó, chứ đừng biến chúng trở thành “kẻ hủy diệt” con người chúng ta.
1. Có chế độ chăm sóc cơ thể tốt nhất
Hãy xây dựng một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ tốt nhất cho chính bạn. Bởi chỉ khi cơ thể đáp ứng được các nhu cầu sức khỏe cho bản thân, có một năng lượng dồi dào thì lúc đó, bạn sẽ là người tạo ra niềm cảm hứng cho chính mình để đón nhận những thử thách trong cuộc sống hàng ngày.
2 Hãy xem stress như một động lực thay vì một kẻ thù
Để làm được điều đó thì việc thay đổi quan điểm chính là chìa khóa mở đến cánh cửa của sự thành công. Nếu khi nhịp thở của bạn tăng lên, hãy nghĩ đó như một cách cơ thể bạn truyền thêm oxy đến não để giúp bạn nghĩ nhanh hơn, sắc xảo hơn. Đó là một cách nghĩ ví dụ để bạn có thể áp dụng cho mình, tuyệt đối đừng coi stress như một nỗi ám ảnh, sợ hãi mà luôn luôn chuẩn bị tâm lý để sẵn sàng đón nhận.
Những công việc căng thẳng như một bước đệm tập luyện cho sự thành công bằng việc trải nghiệm và học tập. Tại sao không?
3. Chia sẻ vấn đề với người mình tin tưởng
Các mối quan hệ gia đình, bạn bè hay xã hội đều vô cùng quan trọng với mỗi chúng ta. Vì vậy, hãy tận dụng nó để chia sẻ và nhận sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ từ họ. Cho dù chỉ là những lời động viên, những hành động chân thành cũng sẽ giúp chúng ta giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng rất nhiều.
Bởi có một hóc môn khác cũng được giải phóng khỏi cơ thể khi chúng ta bị căng thẳng đó là oxytocin – được mệnh danh là “hóc môn tình yêu”. Ví nó được tỏa ra khi chúng ta có sự gắn kết với người khác, oxytocin làm bạn mong muốn sự chia sẻ với mọi người. Không chỉ vậy, đó cũng là một thứ thuốc chống viêm, thúc đẩy tuần hoàn tim mạch và làm lành những tổn thương gây ra bởi căng thắng. Còn chần chừ gì nữa, hãy chia sẻ những lo âu ấy với người yêu thương thôi nào!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét