Pages

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2019

Sự tích Tết ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Từ xa xưa ngày 23 tháng chạp (Âm lịch) hàng năm là ngày các gia đình làm cơm cúng, tiễn đưa ông Táo về chầu trời.
Ngày nay, những người già vẫn kể cho con cháu nghe chuyện về sự tích ông Công ông Táo. Trải qua thời gian, những sự tích vẫn được gìn giữ nguyên vẹn.
Chuyện kể về 2 vợ chồng nghèo. Vợ quanh năm suốt tháng bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Còn chồng đi buôn, biệt tăm biệt tích, năm về vài lần. Và một chuyến đi buôn xa, chồng đi biền biệt, bặt vô âm tín. Người vợ mỏi mòn chờ đợi 10 năm. Sau đó, nghĩ chồng đã chết nên vợ lấy người chồng khác làm nghề săn bắn, nuôi 1 tên đầy tớ tên là Lốc.

Ngày nọ, chồng mới và Lốc đi săn vắng nhà, đột nhiên người chồng cũ trở về và cho biết sở dĩ đi biền biệt là vì gặp giặc bắt lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được. Người vợ chỉ còn biết ôm chồng cũ khóc than, và dọn cơm rượu mời ăn. Khi chồng mới sắp về người vợ đưa chồng cũ ra đống rơm ẩn tạm. Chủ và tớ đi săn về được một con cầy. Chồng giục vợ đi sắm rượu để làm bữa nhậu.
Vợ tất tả chạy ra ngoài, người chồng và đầy tớ đốt đống rơm để thui cầy. Lửa vô tình đốt cháy thiêu người chồng cũ đang ngủ say. Giữa lúc đó, người vợ về thấy chồng cũ đã chết đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo.Người chồng mới thấy vợ chết cũng đâm đầu vào lừa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo.
Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương cho hóa làm ba ông đầu rau. Còn người đầy tớ được hóa làm đồ dùng chặn đống nhấm, quen gọi là "thằng Lốc". Trong tranh vẽ Táo quân, thường thấy vẽ người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh ba người.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét