Pages

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

Các loại hình hội họp, hội nghị phổ biến hiện nay

Hội họp là gì? Hội họp được hiểu là hoạt động, trong đó một nhóm người cùng tập trung lại với nhau để thảo luận, bàn luận, tranh cãi, quyết định hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó. Chức năng của hội họp là gì?



Hội họp là gì?

Hội họp được hiểu là hoạt động, trong đó một nhóm người cùng tập trung lại với nhau để thảo luận, bàn luận, tranh cãi, quyết định hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.

Chức năng của hội họp là gì?

Chức năng của hội họp chính là phát huy tối đa vai trò, sự tham gia của khách mời tham dự, nhân viên công ty, thành viên các tổ chức, các cơ quan, đơn vị,… từ đó tạo ra sự phối hợp hành động trong công việc. Ngoài ra, hội họp nhằm khai thác trí tuệ của tập thể, nâng cao tinh thần làm việc tập thể, tạo cơ hội thể hiện sự đoàn kết của tập thể, tạo điều kiện cho các thành viên trong công ty có thể đóng góp ý kiến, xây dựng tập thể. Một chức năng khác của hội họp chính là dùng để phổ biến các quan điểm, tư tưởng mới và tháo gỡ những khó khan gặp phải trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ, tạo động lực làm việc và tăng năng suất làm việc.

Thông thường, người ta thường căn cứ vào quy mô, quy trình quản trị, mục đích, tính chất và hình thức để phân loại hội họp. Cụ thể, bao gồm các loại hình hội họp như sau:

A, Phân chia hội họp căn cứ vào quy mô hội họp

Bao gồm hội nghị và cuộc họp
Hội nghị gồm:
Hội nghị khoa học: hội nghị này do cơ quan phụ trách đề tài tổ chức, triệu tập
Hội nghị chuyên đề: hội nghị nà do cơ quan phụ trách đề án tổ chức, triệu tập
Hội nghị cơ quan, đơn vị: hội nghị này do thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức, triệu tập
Hội nghị ban ngành: hội nghị này do các cơ quan đầu ngành tổ chức, triệu tập
Hội nghị tổng kết năm
Hội nghị dành cho khách hàng

Thông thường các hội nghị sẽ có quy mô lớn, số lượng khách mời tham dự đông, nội dung hội nghị có thể sẽ là khái quát, tổng hợp hoặc cũng có thể là sẽ chuyên sâu về một vấn đề, một đề án, đề tài cụ thể nào đó. Kinh phí cho hội nghị sẽ nhiều hơn và công tác tổ chức sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nhiều so với việc tổ chức các cuộc họp.
Hội họp gồm:
Họp các ban ngành trong công ty, cơ quan, đơn vị
Họp cổ đông, họp cấp cao công ty
Họp thường kỳ của lãnh đạo cơ quan, công ty
Họp giữa lãnh đạo với quản lý, nhân viên
Họp chuyên môn
Họp giao ban
Họp tham mưu, tư vấn
Họp tổng kết cuối tháng, cuối năm



Hội họp thường sẽ có số lượng người tham dự không đông, thời gian diễn ra không dài, quy mô tổ chức nhỏ và chủ yếu là nội bộ các cơ quan, tổ chức, công ty. Vì vậy kinh phí dành cho các cuộc họp không lớn và công tác tổ chức sẽ đơn giản hơn nhiều.

B, Phân chia hội họp căn cứ vào quy trình quản trị hội họp

Bao gồm:
Họp để sơ kết, tổng kết, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm đối với các hoạt động, công việc diễn ra trong thời gian vừa qua đồng thời đề ra những phương hướng, mục tiêu cho công việc, hoạt động thời gian tới.
Họp để bàn bạc, đưa ra quyết định, giải quyết các vấn đề
Họp kiểm tra, thúc đẩy, đánh giá kịp thời việc triển khai các kế hoạch công việc, đồng thời chỉ đạo, ngăn chặn nhanh những hướng đi sai trái (nếu có)
Họp quán triệt những tư tưởng, chủ trương, quan điểm, giải pháp đã đề ra. Đồng thời xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc, hành động để triển khai những quyết định đã được thông qua.

C, Phân chia hội họp căn cứ vào mục đích và tính chất hội họp

Họp triển khai công việc
Họp giải quyết vấn đề
Họp lấy ý kiến, phiếu bầu
Họp triển khai công việc
Họp trao đổi thông tin
Họp mở rộng dân chủ




D, Phân chia hội họp căn cứ vào hình thức hội họp
Họp chính thức: được tổ chức theo quyết định của lãnh đạo, thủ trưởng và tổ chức công khai
Họp không chính thức: Quy mô tổ chức nhỏ, không tổ chức công khai, mang tính chất nội bộ nhằm bàn bạc, triển khai những vấn đề quan trọng có nội dung bí mật.

Để biết thêm thông tin chi tiết cho thuê phòng họp, hội nghị tại Hà Nội xin vui lòng liên hệ:

Ms Hòa – Quản lý dịch vụ

Mobile : 0912 123 267 / 0986 301 063

Ms. Phương – Quản lý dịch vụ

Mobile : 098.235.4969  /  090.349.7886

0 nhận xét:

Đăng nhận xét