Viết bài PR là phần thiết yếu của các chiến dịch quan hệ công chúng.
Một chiến dịch có thành công hay không đôi khi phụ thuộc vào chính kỹ năng viết của bạn.
Dù là viết bài PR ở trên Facebook, trên các tờ báo hay các bài viết trên Email để giới thiệu sản phẩm.
Hãy viết nó với giọng văn hấp dẫn, dễ hiểu nhất có thể.
Bạn không phải lo lắng vì mình sẽ cung cấp cho bạn một số Checklist giúp bạn viết bài PR hiệu quả hơn.
#1. Hãy Lập kế hoạch
Hãy lập lên một lịch trình viết bài.
Và trả lời một số câu hỏi:
- Viết cho ai?
- Viết trên nền tảng nào?
- Mục đích của bạn là gì?
- Bạn phải viết như thế nào để thực hiện mục đích đó?
Ghi hết những câu hỏi tương tự ra một tờ giấy.
Sau đó hãy trả lời toàn bộ chúng, bạn sẽ biết kế hoạch tiếp theo của bạn là gì.
#2. Tạo sự hấp dẫn cho bài viết PR
Bạn có thể kể về một câu chuyện nào đó bằng chữ viết.
Người đọc thường thích những câu chuyện. Nó khiến họ tập trung vào những gì mình đang đọc.
Đôi khi những câu chuyện đó có thể dùng để tạo lòng tin của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
#3. Không nghe theo hoàn toàn giọng nói trong đầu bạn
Văn nói và văn viết hoàn toàn khác nhau.
Đôi khi đang viết bộ não chúng ta sẽ tạo ra một giọng nói giúp bạn biết phải viết cái gì.
Nhưng chính nó lại tạo ra các câu thừa.
Nó chỉ phù hợp khi chúng ta nói chuyện với nhau, còn khi viết một bài PR thì không.
#4. Hãy đặt mình vào vị trí độc giả
Hãy viết theo sở thích, nhu cầu của độc giả mà bạn vừa xác định ở phần #1.
Viết với giọng văn phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn.
Viết cho độ tuổi 18 – 25 phải khác với độ tuổi 35 – 54 đúng không nào?
#5. Hiểu bối cảnh
Đừng để người đọc thấy bạn chỉ nói chung chung mà không đề cập những gì họ muốn.
Cố gắng bám sát vào chủ đề và bối cảnh bài viết, thời gian sảy ra.
Đừng để bài viết của bạn bị “lạc đề”.
#6. Chú ý tới độ dài
Theo kinh nghiệm của mình thì chỉ có hai loại độc giả thôi.
Một là thích những bài viết ngắn gọn, logic. Hai là thích những bài viết dài, chuyên sâu, giải quyết tận gốc vấn đề.
Sẽ không có ai thích những bài viết vừa vừa đâu. Nên hãy xác định rõ độc giả của mình thuộc loại nào.
Nếu chưa biết độc giả mục tiêu của bạn thuộc loại nào, hãy quay về phần #1 để xác định lại.
#7. Để ý đến cấu trúc bài viết
Không cần bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Nhưng bài viết của bạn cần có sự logic, luận điểm trước bổ nghĩa cho luận điểm sau và ngược lại.
Bạn nên vẽ nó ra trước khi viết bài. Như vậy sẽ không bị rối cấu trúc.
#8. Hãy thành thực
Các bài viết PR không phải là nói rối khách hàng.
Mà là thuyết phục họ tin những gì chúng ta viết.
Nếu bạn viết điều gì đó không đúng sự thật, sau khi bị phát hiện độc giả sẽ mất niềm tin vào các bài PR sau của bạn.
#9. Hành động ngay đi!
Mẹo và hướng dẫn thì rất nhiều nhưng bạn cứ đọc và không áp dụng nó thì cũng không có giá trị gì cả.
Hãy mở trình soạn thảo ra, chuẩn bị giấy bút và bắt đầu làm theo những gì mình hướng dẫn.
Bạn sẽ cảm nhận được nó hiệu quả như thế nào.
Đừng cố tìm các bài viết mẫu trên mạng. Hãy tự tin vào chính bản thân mình.
Không ít nhất thì hãy thử theo những hướng dẫn ở trên. Bạn sẽ thấy mình tự tin hơn rất nhiều.
Tóm lại trong bài viết này thì phần #1 là quan trọng nhất sau đó chính là phần #9.
Hãy lên kế hoạch và hành động theo những gì đã vạch ra rồi bạn sẽ có một bài PR hay cho doanh nghiệp hoặc cá nhân bạn.
ST
0 nhận xét:
Đăng nhận xét